Sidebar

Chuyên Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Môi Trường (Mã Ngành 7510406)

1. Học ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường bạn sẽ được gì?

- Vững vàng về kiến thức chuyên môn với phương châm “Học đi đôi với hành”: có khả năng phân tích và khảo sát môi trường, đánh giá tác động môi trường, xử lý nước thải, xử lý khí thải và xử lý chất thải rắn,… Có khả năng giải quyết tốt các vấn đề ô nhiễm môi trường, phòng chống các biểu hiện của ô nhiễm và suy thoái môi trường hướng tới một xã hội bền vững;

- Được học và trau dồi các kỹ năng mềm và khả năng ngoại ngữ cần thiết trong môi trường xã hội năng động như hiện nay;

- Được tham gia nghiên cứu khoa học cùng với các bạn sinh viên dưới sự hướng dẫn tận tình của các giảng viên trong Khoa và ngành;

Giờ thực hành ngoài trời và trong phòng thí nghiệm của sinh viên

mt1.png

- Được tham gia vào các dự án với các trường, các đơn vị tổ chức trong và ngoài nước cũng như các Chương trình trao đổi sinh viên khác.

mt2.png

Giảng viên và sinh viên tham gia Dự án xử lý rác thải Hội An  cùng với trường ĐH. Okayama - Nhật Bản

mt3.pngGiảng viên trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu khoa học với các đồng nghiệp quốc tế

mt4.png

Sinh viên tham gia Field trip ở Triêm Tây, Hội An

mt5.pngChương trình trao đổi sinh viên của ĐH Okayama – Nhật Bản

mt6.pngSinh viên tham gia Chương trình Sakura của trường ĐH Nagaoka – Nhật Bản

2. Thế mạnh và xu hướng phát triển của ngành 

Xã hội ngày càng phát triển dẫn đến việc hình thành ngày càng nhiều đô thị tập trung, trong đó vấn đề xử lý môi trường luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý và quy hoạch cơ sở hạ tầng. Vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn đề ảnh hưởng sâu rộng đến chất lượng cuộc sống người dân đô thị, nông thôn, phát triển đô thị và công nghiệp, và liên quan đến việc sử dụng bền vững tài nguyên. Ngày nay, môi trường không còn là vấn đề của một địa phương hay một quốc gia nào nữa mà đã là mối quan tâm chung của toàn nhân loại, một vấn đề toàn cầu. Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững đang là xu thế của các doanh nghiệp trên thế giới cũng như các doanh nghiệp tại Việt Nam. Vì vậy, việc đào tạo và ứng dụng các công nghệ kỹ thuật môi trường nhằm kiểm soát và xử lý các chất ô nhiễm là vấn đề rất cấp thiết. 

Theo kết quả khảo sát về nhu cầu nguồn nhân lực trong ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường thì hiện nay đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong ngành có khoảng 50.000 người, trong đó số người đang công tác tại các tổ chức thuộc Bộ là 12.000 người, còn số người đang công tác tại các địa phương là 33.600 người. Đội ngũ cán bộ công chức trong ngành còn khá trẻ: lứa tuổi dưới 30 chiếm 30,3%; lứa tuổi 36-45 chiếm 30,7%. Như vậy, tỷ lệ cán bộ ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường mới đạt gần 13 người/1 triệu dân; trong khi ở các nước láng giềng, tỷ lệ này cao hơn đáng kể (Trung Quốc: 20 người; Thái Lan: 30 người; Campuchia: 55 người và cao nhất là Singapore: 330 người/1 triệu dân).

Theo khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì trong giai đoạn 2011-2015 cần 45.000 nhân lực ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, trong giai đoạn 2016-2020 cần 31.000 nhân lực. Tổng cộng giai đoạn từ 2011 – 2020, nhu cầu nguồn nhân lực cho tài nguyên và môi trường là rất lớn, khoảng gần 80.000 người. Tuy nhiên trong giai đoạn 2011 – 2015 nguồn nhân lực cho ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường không đủ chỉ tiêu đặt ra. Như vậy trong những năm tới, để đáp ứng được 12 nhiệm vụ cụ thể cho ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường đã được nêu trong định hướng phát triển của Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thì nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ trong ngành tài nguyên và môi trường là rất lớn.

3. Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, bạn có thể làm ở các vị trí nào?

- Cán bộ kỹ thuật ở phòng kỹ thuật hoặc quản lý điều hành hệ thống xử lý tại các trạm xử lý nước cấp, nước thải, khu xử lý chất thải rắn của thành phố hoặc khu công nghiệp;

- Kỹ sư thiết kế cấp thoát nước cho nhà dân dụng và công nghiệp;

- Cán bộ phòng tài nguyên môi trường;

- Cán bộ kỹ thuật cho các công ty môi trường hoặc công ty cung cấp thiết bị môi trường;

- Cán bộ phụ trách quản lý tuyến thu gom rác thải và chất thải rắn;

- Cán bộ kỹ thuật và phân tích viên môi trường ở các sở, viện, trung tâm, doanh nghiệp với nhiệm vụ phân tích, đánh giá, khảo sát, điều tra, thanh tra và xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường;

- Cán bộ giảng dạy ở các cơ sở đào tạo thuộc lĩnh vực môi trường;

- Cán bộ tại các dự án phi chính phủ (NGO).

4. Thông tin liên hệ 

1. Nhóm Tư vấn tuyển sinh Khoa Công nghệ Hóa học - Môi trường: https://zalo.me/g/mlzjfl907

2. Webiste: http://chemical.ute.udn.vn/

3. Fanpage:  https://www.facebook.com/khoacnhoahocvamoitruongdhspktdn

4. SĐT: 0236 3519689