1. Giới thiệu về Bộ môn và chuyên ngành
Chuyên
ngành Công nghệ Vật liệu thuộc Bộ môn Công nghệ Hóa học - Khoa Công nghệ Hóa
học - Môi trường tuyển sinh khóa đầu tiên vào năm 2018. Mục tiêu là đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có
phẩm chất chính trị vững vàng, tư cách đạo đức tốt, có sức khỏe, vững kiến thức
chuyên môn về công nghệ
vật liệu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Sinh
viên chuyên ngành Công nghệ Vật liệu được trang bị những kiến thức cơ bản chung
về Hóa học; kiến thức nền tảng thuộc các lĩnh vực chuyên ngành như: công nghệ
sản xuất vật liệu polyme (nhựa, cao su, sơn, keo dán,…), công nghệ sản xuất vật
liệu silicat (xi măng, gốm sứ, thủy tinh, vật liệu chịu lửa…), kỹ thuật sản
xuất các hợp chất vô cơ hữu cơ, vật liệu tiên tiến (vật liệu nano, vật liệu
composite,…); kiến thức về an toàn lao động;…
2. Mô tả ưu
điểm của chuyên ngành
Phát
triển sản xuất Vật liệu công nghiệp sẽ khắc phục được tình trạng xuất khẩu tài
nguyên, khoáng sản thô giá rẻ, qua đó sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên.
Đây là yếu tố tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế, góp phần giải quyết việc
làm, nâng cao năng suất lao động, vị thế cạnh tranh và tham gia toàn cầu hóa. Ở
nước ta, chiến lược phát triển ngành Công nghiệp Vật liệu càng là một đòi hỏi
tất yếu để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng
cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
3. Nhu cầu nhân lực, cơ hội việc làm, cơ hội
du học
Sau khi tốt nghiệp, các bạn tân cử nhân chuyên ngành Công nghệ Vật liệu sẽ
có cơ hội làm việc tại các cơ sở sản xuất và gia công các loại vật liệu như:
-
Các
nhà máy sản xuất vật liệu polymer (Nhà máy cao su, Nhựa Rạng Đông, Sơn Á Đông,
Sơn Kova, vải sợi, giấy…); Các nhà máy sản xuất vật liệu composite (các xưởng
đóng tàu, nhà máy sản xuất phụ kiện ô tô…); Các nhà máy sản xuất linh kiện, vật
liệu điện tử, nano;
-
Các
cơ sở sản xuất vật liệu silicat (nhà máy xi măng, gốm, sứ vệ sinh, thủy tinh,
các trạm bê tông…); Các công ty sản xuất cấu kiện, vật liệu xây dựng, vật liệu
trang trí nội thất (bê tông nhẹ, bê tông cường độ cao, vật liệu cách nhiệt,
cách âm, vật liệu chịu lửa,…);
-
Các
cơ sở sản xuất, xuất nhập khẩu thuộc lĩnh vực vật liệu kim loại (Thép Hòa Phát,
Tôn Hoa Sen…);
-
Các
công ty sản xuất và kinh doanh các sản phẩm ngành hóa (phân bón, phụ gia, tinh
dầu, mỹ phẩm), hàng tiêu dùng (Unilever, P&G, , …);
Bên cạnh
đó, các trung tâm phân tích ở các sở, viện nghiên cứu; cơ quan quản lý và kiểm
định chất lượng nguyên vật liệu cũng là môi trường làm việc phù hợp cho các Cử nhân chuyên
ngành Công nghệ Vật liệu.
4. Cơ hội hợp
tác doanh nghiệp, thực tập tại các doanh nghiệp, thực tập sinh ở nước ngoài
Sinh
viên học tập tại chuyên ngành này sẽ có cơ hội thực tập tại các nhà máy, cơ sở
sản xuất vật
liệu silicat, polymer, các
sản phẩm ngành hóa… Được gặp gỡ và
nói chuyện với các doanh nhân trong lĩnh vực sản xuất này, sinh viên vượt khó sẽ luôn được nhà
trường và Doanh nghiệp quan tâm và nhận được các suất học bổng hàng năm.
Sinh
viên sẽ có cơ hội thực tập sinh và du học tại ở các nước có nền giáo dục tiên
tiến như: Đài
Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Pháp, Úc… và có cơ hội học tiếp thạc sĩ, tiến
sĩ hay ở lại làm việc tại các nước này.
5. Xu hướng
phát triển của ngành hiện nay
Hiện
nay, ngành Công nghệ Vật liệu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các thị
trường sản xuất, là điều kiện cần thiết để phát triển nền công nghiệp hiện đại,
đáp ứng yêu cầu hội nhập. Vật liệu công nghiệp là nguyên liệu đầu
vào cho các thị trường sản xuất hàng hóa, góp phần thúc đẩy sự phát triển các
ngành công nghiệp khác, đặc biệt là ngành công nghiệp chế tạo, công nghệ thông
tin, điện tử, hóa dẻo, công nghệ cao. Do vậy, đây là một chuyên ngành hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ, cung
cấp nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho xã hội.
6. Hình ảnh hoạt động tiêu biểu của giảng viên và sinh viên ở
thuộc chuyên ngành Công nghệ Vật liệu
Xà phòng tự nhiên Son môi tự nhiên
Nến thơm
Hình ảnh sản phẩm đề tài Sinh viên nghiên cứu khoa học
Giờ thí nghiệm của sinh viên chuyên ngành
Sinh viên thực tập tại Công ty cổ phần Sứ Cosani Đà
Nẵng