Sidebar

Ngành Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử (Gồm 02 chuyên ngành Kỹ thuật Điện tử và Chuyên ngành Hệ thống cung cấp điện)

ktddt21.png
ktddt2.png
ktddt3.png
ktddt4.png.jpg
ktddt5.png

2. CHUYÊN NGÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN 
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, các thiết bị điện và điện tử luôn hiện diện trong tất cả lĩnh vực của đời sống, phục vụ cho mọi lợi ích của con người nhằm làm cho cuộc sống ngày càng tiện nghi, tiến bộ. Vì vậy, ngành Công nghệ Kỹ thuật điện (Hệ thống Cung cấp điện) luôn là một ngành học quan trọng trong lĩnh vực kỹ thuật.
Ngành Hệ thống cung cấp điện là ngành học nghiên cứu và áp dụng các kiến thức liên quan đến điện, điện từ để  giải quyết vấn đề ở các hệ thống điện  từ cấp vĩ mô như truyền tải và phân phối năng lượng tới cấp vi mô như nghiên cứu cải tiến, kiểm định, lắp đặt các thiết bị điện. 
Học ngành này, sinh viên được trang bị những kiến thức khoa học cơ bản và chuyên sâu về điện, điện từ và các giải pháp về lĩnh vực hệ thống cung cấp điện công nghiệp, cấp phát, truyền tải năng lượng bảo bảm an toàn và tiết kiệm. Với định hướng ứng dụng, sinh viên  sẽ được đào tạo để tiếp cận nhanh chóng các vấn đề thực tế về phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề về hệ thống cung cấp điện. Sinh viên được đào tạo để có khả năng thiết kế, thi công, xây dựng, vận hành,  chuyển giao công nghệ, quản lý, sửa chữa bảo trì các thiết bị điện, hệ thống cung cấp điện; hệ thống chiếu sáng; hệ thống điện gió, điện mặt trời, điện hạt nhân, … Sinh viên của ngành cũng sẽ được cung cấp các kiến thức nền tảng để có thể tiếp cận với các thành tựu công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới trong lĩnh vực điện, điện từ…. Thêm vào đó sinh viên còn được chú trọng rèn luyện thêm kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, kỹ năng làm việc độc tập để có thể trình bày, tổ chức thực hiện các đề án thực tế thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện.
htd1.jpg
Sinh viên thực hiện thí nghiệm tại phòng thí nghiệm đo lường của trường

Nhu cầu nguồn nhân lực về lĩnh vực Kỹ thuật Điện là rất lớn. Hơn thế nữa, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập sâu rộng với các nền kinh tế trên thế giới. Ngoài sự phát triển về quy mô của Hệ thống năng lượng (Hệ thống điện) của Việt Nam. Các công ty, tập đoàn lớn có xu hướng chuyển dịch đầu tư mạnh vào nước ta. Sinh viên tốt nghiệp ngành Hệ thống điện có môi trường làm việc rộng khắp cả trong và ngoài nước. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc trong các Tập đoàn kinh tế lớn, đa quốc gia như Tập đoàn Điện lực, Dầu khí, Viettel, Samsung,... tại vị trí như: chuyên viên kỹ thuật, tư vấn thiết kế, vận hành, bảo trì mạng lưới điện tai các công ty điện lực, nhà máy điện, trạm biến áp, xí nghiệp, khu công nghiệp, các tòa nhà, cao ốc văn phòng…; nghiên cứu viên tại các phòng thí nghiệm, phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm; hoặc có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc học cao học và nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật điện và có thể tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng,...
htd2.jpg

Sinh viên thực hành Điện tại xưởng thực hành của trường

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thuộc Đại học Đà Nẵng  là một trong những trường đào tạo có uy tín với lịch sử gần 60 năm trong nhóm ngành kỹ thuật và ngành Công  nghệ kỹ thuật điện (Hệ thống cung cấp điện) nói riêng. Ngoài những kiến thức cơ bản, chuyên ngành, và thực tiễn bắt buộc. Nhà trường với định hướng ứng dụng còn trang bị và tạo điều kiện cho các bạn sinh viên được thực hành tại các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành tại trường và tại các trường thành viên của Đại học Đà nẵng, thường xuyên tổ chức đi tham quan và giới thiệu thực tập tại các doanh nghiệp lớn như: Công ty Điện lực Đà nẵng, Công ty Thí nghiệm Điện Miền trung, Công ty Bà nà …, đồng thời sinh viên được chú trọng trong phát triển kỹ năng nghề nghiệp thông qua việc tham gia vào các CLB học thuật, các hội thảo chuyên đề, hoạt động nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp của trường,….để sau khi ra trường sinh viên có thể tiếp cận với công việc thực tế một cách nhanh chóng và hiệu quả.